Tài liệu XNK

Đăng nhập

Tên đăng nhập :
Mật khẩu :

Nếu bạn chưa có tài khoản . Vui lòng đăng ký tài khoản !

Hàng FCL Và LCL

PHÂN BIỆT HÀNG FCL VÀ LCL

  1. 1.      FCL là gì ( Full Container Load):

FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.

  1. a.       Trách nhiệm của người gửi hàng (shipper):

-        Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm:

-        Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng hàng.

-        Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.

-        Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở.

-        Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu.

-        Vận chuyển và giaocontainer cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.

-        Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.

-        Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi container của người chuyên chở. Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của mình ra bãi container và đóng hàng vào container.

  1. b.      Trách nhiệm của người chuyên chở (Carrier):

Người chuyên chở có những trách nhiệm sau:

-        Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.

-        Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi container cảng đích.

-        Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp container lên tàu.

-        Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.

-        Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.

-        Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.

  1. c.       Trách nhiệm của người nhận chở hàng:

Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm:

-        Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.

-        Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container.

-        Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).

-        Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở container đi về bãi chứa container.

  1. 2.      LCL (Less than Container Load):

LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào – ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ.

Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.

  1. a.      Trách nhiệm của người gửi hàng:

-        Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người nhận hàng tại trạm đóng container (CFS – Container Freight Station) của người gom hàng và chịu chi phí này.

-        Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận tải và quy chế thủ tục hải quan.

-        Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ.

  1. b.      Trách nhiệm người chuyên chở:

Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực- tức là các hãng tàu và cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu.

-        Người chuyên chở thực:

Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom hàng. Họ có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở trên, ký phát vận đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận chuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi.

-       Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ.

Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao nhận đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh nghĩa, họ chính là người chuyên chở chứ không phải là người đại lý (Agent). Họ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửi cho đến khi giao hàng xong tại cảng đích. Vận đơn người gom hàng (House Bill of Lading). Nhưng họ không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vì vậy người gom hàng phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đã xếp trong container và niêm phong, kẹp chì.

Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và người chuyên chở.

Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người gom hàng (Vận đơn chủ – Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ container, vận chuyển đến bãi container và giao cho đại lý hoặc đại diện của người gom hàng ở cảng đích.

  1. c.       Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ:

-        Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.

-        Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.

-        Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS).

  1. 3.      Ưu điểm và hạn chế của hình thúc FCL và LCL:

Ưu điểm: đối với hình thức vận chuyển bằng LCL, ưu điểm cho người gửi hàng hóa đó chính là có thể tiết kiệm chi phí khi gửi hàng. Bạn có thể ghép đơn cùng với nhiều người khác nếu gửi hàng lẻ, nhờ vậy, hàng hóa sẽ về tay với cước phí không quá cao

Còn ưu điểm của hình thức FCL đó chính là một mình một đơn hàng với một xe container, sẽ không xảy ra tình trạng thất lạc, bể vỡ hay mất hàng hóa. 

Hạn chế: Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng hạn chế của FCL là chi phí vận chuyển hàng hóa bạn phải trả khá cao (một mình chi trả hết). Trong khi đó, những đơn hàng ghép của hình thức FCL thì chi phí được share ra. Nhưng ngược lại, khi chuyển hàng bằng LCL, người gửi dễ gặp phải tình trạng hàng hóa về chậm, thất lạc hoặc hư hỏng.

Nguồn tham khảo.

 

 

TƯ VẤN KHÓA HỌC:

Hotline:  0898.504.321 - 0898.724.247

Email: daotaoxnkhcm@gmail.com

VP training: 220/64 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.21, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Fanpage FB: Training Xuất Nhập Khẩu 

Website tài liệu miễn phíhttps://tailieuxnk.com/

Website đào tạo, hỗ trợ việc làm: http://trainingxuatnhapkhau.com/

Tài liệu liên quan

luận văn Xuất khẩu thuỷ sản ở việt nam

Luận văn Sản Xuất Xuất Khẩu Hàng Hóa Trái Cây Đồng Bằng Sông Cửu Long

Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Ðộng Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu

Luận văn Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Thực Hành Ứng Dụng

bộ chứng từ xuất khẩu hàng máy móc thiết bị của công ty xuất nhập khẩu mới nhất

Luận văn hợp đồng bảo hiểm

This is a good book for you if you are looking for a book which contains more than 200 best practices related to every phase of a company’s activities involving inventory—its purchase, receipt, storage, picking, and shipment—and includes 29 new best practices that are unique to this second edition.

Để vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác, các nhà xuất nhập khẩu thường lựa chọn phương thức vận tải đa phương thức. Với phương thức vận chuyển truyền thống bằng đường biển, hai bên có thể thỏa thuận thuê tàu. Vậy bạn đã biết các thuật ngữ xuất nhập khẩu bằng tiếng Anh trong trường hợp này? Hãy đón xem bài học sau đây nhé!

Chứng Từ Vận Tải Đa Phương Thức

Căn cứ vào Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi và bổ sung một số Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính về việc Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau: 1. Các Trường hợp được khai bổ sung tờ khai: Các trường hợp được khai bổ sung tờ khai hải quan bao gồm dưới đây: a) Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan; b) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra; c) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; d) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

Phân Biệt Vận Đơn Đích Danh, Vận Đơn Theo Lệnh Và Vận Đơn Vô Danh