Tài liệu XNK

Đăng nhập

Tên đăng nhập :
Mật khẩu :

Nếu bạn chưa có tài khoản . Vui lòng đăng ký tài khoản !

7 Quy Trình Chính Trong Hoạt Động Của Kho Hàng

Quy trình quản lí trong các kho hàng là giống hay khác nhau?

Câu trả lời là có, và không.

Có, khi các kho thường có 7 quy trình giống nhau. Theo đó, hai quy trình liên quan đến dòng chảy đầu vào, ba quy trình liên quan đến dòng chảy đầu ra, một quy trình liên quan đến quá trình trả hàng cũng như một quá trình thêm giá trị cho hàng hóa.

Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu đến sự khác biệt trong các kho hàng nhé.

Mô hình SCOR, bản thiết kế quy trình sử dụng mã vạch và điều khiển tần số vô tuyến thường được dùng trong việc quản lí các hoạt động trong kho, cung cấp cách đọc và ghi dữ liệu chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử lí các dòng chảy hàng hóa cũng như cách thức quản lí hoạt động Logistics tại mỗi nhà kho là khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính của từng ngành công nghiệp và những yếu tố liên quan khác, ví dụ như: cường độ hoạt động kho, dung lượng lưu trữ, nhiệt độ, hồ sơ đặt hàng, yêu cầu pháp lý, văn hóa công ty và khối lượng hàng hóa di chuyển qua cơ sở.

 

1. Quy trình nhận hàng: Hành vi xử lý sản phẩm vào nhà kho và vào hệ thống

 

 

 

Quy trình nhận hàng có thể được áp dụng cho các sản phẩm đơn lẻ, đồ vật, lít, hộp, gói, thùng, kilôgam hoặc pallet. Cách tốt nhất để tiếp nhận sản phẩm là thông qua Thông báo Vận chuyển Trước (ASN) từ nhà cung cấp. Với thông tin này trên hệ thống, các nhà vận hành có thể quét mã vạch gửi hàng để đưa lên ASN. Nếu giao hàng khớp với ASN, thì hàng hóa có thể được đưa vào hệ thống nhận. Nhưng tại thời điểm này, hàng hóa vẫn được xem như đang xử lí, mặc dù có thể hàng hóa đã sẵn sàng cho công đoạn cất hàng. Một số hệ thống cho phép hàng hóa được nhận vào hàng tồn kho tại thời điểm này, trong khi các hệ thống khác lại yêu cầu hàng hóa được gửi đến một vị trí hàng tồn kho cụ thể trước khi vị trí tồn kho được cập nhật. Quy trình nhận hàng phụ thuộc hoàn toàn vào các yêu cầu của khách hàng và cách thiết lập hệ thống.

 

2. Quy trình cất hàng vào vị trí được xác định từ trước

 

 

Quá trình cất hàng bắt đầu khi các nhân viên vận hành nhận lệnh cất hàng từ hệ thống ERP của doanh nghiệp (Enterprise Resource Program) hoặc Hệ thống WMS (Quản lý Kho hàng). Sau đó quét mã vạch hàng hóa có liên quan để chuẩn bị cho hoạt động cất hàng. Nếu không có mã vạch, thì công đoạn nhập hàng thủ công có thể được thực hiện, để xác nhận rằng hàng hóa đã được xác thực. Tại thời điểm này, hệ thống sẽ chỉ đạo nhân viên vận chuyển hàng hóa đến vị trí lưu trữ có liên quan. Một khi các mặt hàng đã có mặt tại khu vực được chỉ định, nhân viên vận hành sẽ quét mã vạch hoặc xác nhận thủ công rằng vị trí chính xác đã được tìm thấy, sau đó đặt hàng hóa vào vị trí trước khi xác nhận rằng quá trình cất hàng hoàn tất.

 

3. Lấy hàng

 

 

 

Có hai phương thức lấy hàng chính thường được sử dụng:

Sơ cấp: Đây là giai đoạn thứ nhất trong quá trình lấy hàng. Trong một số trường hợp, hàng hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp đến khu vực đang xử lí hoặc nơi đóng gói để hoàn thành, ký nhận và phân phối. Tại trường hợp này, công đoạn lấy hàng sơ cấp cũng chấm dứt giai đoạn lấy hàng.

Thứ cấp: Đây là giai đoạn thứ hai trong quá trình lấy hàng. Một số hàng hóa sơ cấp sẽ tiếp tục được xử lí trong quy trình thứ cấp, đặc biệt khi hàng được chọn phải được phân bổ cho các đơn đặt hàng nhóm hoặc đơn đặt hàng riêng lẻ thông qua quá trình phân loại hệ thống. Với sự bùng nổ của bán hàng trực tuyến, nhiều công ty đang ưu tiên sử dụng các quy trình lấy hàng thứ cấp.

Sau khi nhận được đơn đặt hàng, thông thường các đơn đặt hàng sẽ được cập nhật theo ‘thời gian thực – real time’ hoặc bằng ‘sóng âm – waves’. Các đơn đặt hàng theo thời gian thực được cập nhật ngay khi chúng được nhận. Các đơn đặt hàng được tích lũy cho thời gian lấy hàng và các tuyến vận chuyển cụ thể được gọi là ‘sóng âm – waves’.

 

4. Đóng gói

 

 

Có nhiều cách mà hàng hóa được đóng gói trong các trung tâm phân phối. Thay vì nghiên cứu chi tiết các quy trình đóng gói cụ thể, bạn có thể tham khảo 5 quy tắc đóng gói sau đây:

-       Hàng hóa phải được theo dõi từ vị trí mà chúng được lưu trữ, cùng với ngày, thời gian và mã hàng.

-       Kiểm tra độ chính xác và bảo đảm chất lượng phải được xây dựng trong quy trình.

-       Việc lấy hàng từ các khu vực khác nhau trong nhà kho phải dễ dàng được kết hợp và được quản lý bởi hệ thống để đảm bảo hoàn thành đơn đặt hàng.

-       Hàng hóa phải được đóng gói theo kích thước, số lượng, nhiệt độ, độc tính, giá trị, mức độ dễ vỡ, yêu cầu vệ sinh và luật hiện hành.

-       Các lô hàng phải luôn được theo dõi bằng hệ thống đối với các chứng từ và số hóa đơn để truy nguyên nguồn gốc trong tương lai.

 

5. Phân phối

 

 

Bí mật đằng sau sự thành công của hoạt động phân phối nằm ở khả năng chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng cho việc khởi hành, vừa kịp lúc cho người chuyên chở xếp hàng lên xe tải. Nhà quản lí trung tâm phân phối phải dự báo và sắp xếp các hoạt động đóng gói và phân phối theo thời gian đến nhận hàng của nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ, nếu hàng hóa đã sẵn sàng quá sớm, sẽ gây xáo trộn trong các khu vực xử lí, trong khi nếu việc phân phối bị trễ hơn so với kế hoạch, sẽ trì hoãn việc tải hàng và có khả năng gây ra việc giao hàng trễ.

 

6. Quy trình xử lí hàng hóa bị trả lại (Return)

 

 

 

Quá trình xử lí hàng hóa bị trả lại là một phần phức tạp gắn với các hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong kỉ nguyên thương mại điện tử như hiện nay, khối lượng hàng hóa bị trả lại luôn là một vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp

Sự phức tạp xung quanh việc xử lý hàng hóa trả về bắt buộc tuân thủ các quy tắc sau đây:

-       Khi khách hàng trả lại hàng hóa, tìm hiểu các mặt hàng đang bị trả lại là gì và lí do hàng bị trả lại.

-       Tất cả hàng hóa được thu hồi phải được theo dõi: theo đơn hàng, chứng từ và hóa đơn.

-       Các công ty phải có quy trình trả về để xác định các hoạt động xử lí hàng hóa sau khi đã nhận lại tại kho, ví dụ: trở về kho, sửa chữa, phá hủy, loại bỏ, tái chế, trả lại nhà sản xuất, v.v.

-       Tất cả các khoản tín dụng phải được ghi lại cùng với lý do tại sao hàng hóa được trả lại.

-       Thông tin về hàng tồn kho phải được cập nhật khi hàng hóa được trả lại để lưu trữ trong kho, hoặc sử dụng cho mục đích khác.  

 

7. Quá trình thêm giá trị cho sản phẩm

 

 

Đây là một phần của hoạt động kinh doanh, nơi sản phẩm được sản xuất, thu thập, lắp ráp, gắn nhãn lại, sửa đổi hoặc thực hiện thêm các quy trình thêm giá trị cho sản phẩm khác. Quá trình thêm giá trị cho sản phẩm thực chất là các hoạt động liên quan đến sản phẩm để làm cho sản phẩm đó sẵn sàng để bán.

Quá trình thêm giá trị này có thể phức tạp, đặc biệt khi nhiều thành phần khác nhau được kết hợp để tạo thành một sản phẩm mới. Sự phức tạp xung quanh việc xử lý các quy trình thêm giá trị và tính chất thay đổi của các sản phẩm thành phần trong và ngoài các vị trí kệ có thể gây khó khăn. Trong những năm qua, các hệ thống đã phát triển để hỗ trợ, nhưng có rất nhiều công ty tìm thấy bản ghi các thành phần giá trị gia tăng có thể không tương thích với cách hệ thống Logistics hoặc ERP hoặc WMS thông thường đã được thiết lập.

Kết luận:

Từ những phân tích trên, bạn có thể đã nhận ra rằng chuỗi cung ứng trung tâm phân phối hiện đại là tích hợp của nhiều quá trình, hoạt động và giao dịch phức tạp. Nhưng hiện nay, với sự cải tiến công nghệ không ngừng, bắt đầu bằng việc đầu tư vào hệ thống ERP và WMS được thiết kế phù hợp với tình hình của mỗi doanh nghiệp, chính là những yếu tố cần thiết để duy trì tính cạnh tranh và cải thiện hiệu suất hoạt động nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp trong thời đại mới.

Theo logisticsbureau.com

 

Tài liệu liên quan

Hệ Thống Quản Lý Kho Bãi WMS(Warehouse Management System)

Quy trình khai VNACCS vận chuyển hàng hóa

sự khác biệt nhiều giữa kho hàng và trung tâm phân phối

Những thất bại logistics trong lịch sử

Giải pháp cho chi phí Logistics VN

Dịch các điều khoản hợp đồng thuê tàu

Cách quy đổi CBM - KGS trong vận tải hàng hóa quốc tế

Hướng dẫn cách kiểm tra Container chi tiết

Cách đóng container hàng hóa

Danh mục phân loại càng biển việt nam

TOP 50 công ty logictics

Tiếng Anh thường dùng trong Hàng hải, tiếng anh hàng hải,Tiếng Anh dùng trong Hàng hải quốc tế

Hợp đồng thuê tàu chuyến (dịch tiếng việt)

Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến-gencon

form mẫu hợp đồng tàu chuyến Baltime

Hợp đồng thuê tàu chuyến signed FN EASTERN

Hợp đồng thuê tàu chuyến - Tenker bill of lading

Báo cáo ngành Logistics tại Việt Nam năm 2017

Vận tải là một ngành công nghiệp đòi hỏi chúng ta phải tương tác với những người bán, khách hàng và các đại lý khắp nơi trên thế giới. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính được lựa chọn khi liên lạc với các cộng sự quốc tế nhưng đôi khi chúng ta có thể gặp những ngôn ngữ khác – và sự cũng cần phải biết đôi chút về những ngôn ngữ đó.

1. Giới thiệu chung Một vài loại vật liệu có thể được sử dụng để gia cố hàng hóa. Mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng. 2. Vật liệu chèn ở dưới hàng hóa (bedding)

Trong lĩnh vực XNK & Logistics, có 2 thuật ngữ mà dân XNK (chủ hàng) và FWD cần hiểu & phân biệt rõ, đó là Bãi Cont (CY – Container Yard) và Bãi khai thác hàng lẻ (CFS – Container Freight Station). Có lẽ đây là hai trong những thuật ngữ chuyên ngành mà nhiều đồng chí Xuất nhập khẩu, Logistics, Forwarding, Shipping tiếp xúc hàng ngày trong công việc nhưng lại chưa chắc đã hiểu rõ về nó.

Nếu bạn chưa chắc chắn nên chọn FCL hay LCL để vận chuyển lô hàng sắp tới, bài viết dưới đây là một vài khái niệm và cho bạn một vài lời khuyên giúp bạn quyết định hình thức vận chuyển có lợi nhất.

“Hàng LCL là gì?” Câu hỏi này có lẽ khá cơ bản đối với những người hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Nhưng với những ai mới tham gia hoặc không làm trong ngành này, có lẽ cũng nên tìm hiểu khái niệm một chút. Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá, LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Less than Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container.

1. Các loại thùng và hộp Khi xếp các thùng carton vào trong container, cần lưu ý những điểm sau. Kiểm tra xem liệu hàng hóa có lấp đầy container không. Nếu không, hãy xếp các thùng hàng ở cùng một độ cao để chúng có thể che phủ hết diện tích sàn. Như vậy sẽ có sự phân bổ trọng lượng đều trong container. Tận dụng diện tích mặt sàn và không để lại khoảng trống. Nếu có khoảng trống thì phải kê các thùng hàng theo hàng bằng cách chèn túi hơi, pallet hoặc vật chèn khác vào giữa các khoảng trống.

Khi làm B/L đi các cảng quốc tế, cần lưu ý cung cấp đầy đủ các thông tin trên bill đi một số cảng đặc biệt như sau: Đi Australia: Phải thể hiện số khối CBM và địa chỉ đầy đủ của consignee (tên đường, số P.O. BOX – là số hộp thư bưu điện)

Phân Biệt Giữa Hàng Đóng Ghép Và Hàng Consol

Quy trình làm hàng air tuy đơn giản hơn hàng sea nhưng vì hàng đi nhanh nên mang tính chất gấp hơn, các trường hợp chỉnh chứng từ cần được thực hiện một cách nhanh chóng. Vậy nếu HAWB của lô hàng bị sai trọng lượng, bạn cần phải làm những thủ tục gì để chỉnh sửa chứng từ?

“Hàng FCL, LCL là gì?” Câu hỏi này có lẽ khá cơ bản đối với những người hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Nhưng với những ai mới tham gia hoặc không làm trong ngành này, có lẽ cũng nên tìm hiểu khái niệm một chút nhé.

Theo thống kê, trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc có 7 cửa khẩu quốc tế và 17 cửa khẩu chính. Biên giới Việt Nam - Lào có 8 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính. Biên giới Việt Nam - Campuchia có 10 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính. Về cơ sở pháp lý cho vận tải qua biên giới bằng đường bộ, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định như: Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc; Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Lào

I. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Xác định booking Bao gồm: - Tên chủ hàng - Người giao dịch điện thoại - Cảng dỡ hàng và nơi giao hàng - Số lượng kiện hàng và tổng số - Đơn đặt hàng và số hiệu từng mặt hàng - Loại hàng

Bài viết này mô tả các yêu cầu khi gặp phải một tình huống không mong muốn, chẳng hạn như mất (hay thất lạc) một trong những tài liệu quan trọng nhất trong ngành công nghiệp hàng hải. Như tiêu đề bài viết, các thủ tục và yêu cầu xung quanh việc mất vận đơn gốc rất phức tạp.

Đóng Và Gia Cố Các Loại Hàng Hóa Khác Nhau trong container

Tiền refund là khoản tiền trả lại cho KH sau khi mua sản phẩm, dịch vụ. Thực chất tiền refund là 1 khoản giảm giá tổng tiền phải trả của khách hàng với mục đích kích thích tăng booking hàng xuất.

Thế nào là cảng cạn? ICD là gì?

1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL là gì?

Thuê ngoài dịch vụ hoàn tất đơn hàng (outsource fulfillment) là xu hướng lựa chọn của các nhà bán hàng online, doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn dịch chuyển qua Thương mại điện tử. Dưới đây là 10 tiêu chí giúp bạn sử dụng dịch vụ hoàn tất đơn hàng (fulfillfillment) hiệu quả nhất. Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển bùng nổ như hiện nay (tốc độ tăng trưởng trung bình 35%/năm), fulfillment (còn được gọi là trung tâm hoàn tất đơn hơn hoặc xử lý đơn hàng, dịch vụ hậu cần kho vận) ngày càng có vai trò quan trọng và là động lực cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp. Theo đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn thuê ngoài dịch vụ fulfillment (outsourced fulfillment). Lí do phần lớn là tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức và cho phép tập trung tối đa vào công việc kinh doanh. Outsource fulfillment giúp người doanh nghiệp/người bán hàng theo dõi và quản lý tồn kho, giao hàng đến người mua và thu hộ nếu có yêu cầu. Tuy nhiên, để sử dụng dịch vụ hoàn tất đơn hàng hiệu quả, người bán hàng phải xem xét nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là 10 tiêu chí để lựa chọn đúng nhà cung cấp hậu cần kho vận – fulfillment.

rong thương mại điện tử (TMĐT) (e-commerce), Logistics là một trong những yếu tố chủ đạo quyết định lợi nhuận của DN. Theo tính toán, khoảng 40% tổng chi phí bán hàng trên mạng tập trung vào sau giai đoạn khách hàng nhấn vào biểu tượng mua. Khi khách hàng trở thành người mua trong một giao dịch online thì DN cũng bắt đầu cho quá trình e – logistics. Xử lý và thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán, đổi hàng và thu hồi lại những hàng hóa không ưng ý… là những nội dung cơ bản của logistics trong môi trường này.

Thông qua các cuốn sách chuyên ngành từ các nhà xuất bản nước ngoài, bạn sẽ được tiếp cận với những kiến thức logistics chuẩn hóa và cập nhật từ các quốc gia phát triển.

Từ điển Supply Chain and Logistics Dictionary (Song ngữ Anh - Việt)

Học gì? Học như thế nào? Học xong sẽ làm gì? Những lý do nên theo học ngành Logistics

Bạn đã từng nghe về ngành Logistics và Chuỗi cung ứng?

Hoàn thiện chuỗi cung ứng Chuối vào siêu thị

Phân tích chuỗi giá trị logistics thanh long tại Chợ Gạo Tiền Giang

Giải pháp phát triển bền vững nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng cá tra tại Việt Nam

Quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch trong thời công nghệ 4.0

Định hướng và giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng tại công ty SCAVI

Quản trị chuỗi cung ứng của công ty sản xuất tại Việt Nam

Hàng LCL (Less than Container Load) và Consol là gì?

Logistics là một trong những chức năng quan trọng nhất của kinh doanh ngày nay. Chẳng có công ty tiếp thị, sản xuất, thực hiện dự án nào có thể thành công mà không có sự hỗ trợ của logistics.

4 Xu Hướng- 5 Thách Thức Và Nhứng Lưu Ý Trong Ngành Vận Tải Và Logistics

Trong môi trường chuỗi cung ứng năng động, chúng ta phải đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác để giải quyết hàng nghìn vấn đề. Điều này chỉ có thể đạt được bởi những kiến thức và kỹ năng hiện đại. Hiện nay, các công ty đang cố gắng thúc khuyến khích nhân viên phát triển tốt nhất các kỹ năng của họ, đặc biệt là kỹ năng tự học. Đây là kỹ năng đem lại rất nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí đào tạo, kỹ năng tự giác của nhân viên,.. Để tạo thuận lợi cho quá trình học tập suôn sẻ, bài viết xin giới thiệu 10 cuốn sách quản lý chuỗi cung ứng tốt nhất mà có thể giúp bạn đẩy mạnh việc học tập.