Vai trò của kinh doanh quốc tế trong nền kinh tế

VAI TRÒ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG NỀN KINH TẾ

==================

Thương mại quốc tế(TMQT) là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn ra sự mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc các tài sản trí tuệ giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế.

Điều kiện để thương mại quốc tế tồn tại và phát triển là:

– Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa-tiền tệ, kèm theo đó là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp.

– Có sự ra đời của nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế.

Ngoại thương đã xuất hiện từ thời cổ đại: dưới chế độ nhà nước chiếm hữu nô lệ và tiếp đó là chế độ nhà nước phong kiến. Thời đó, do kinh tế tự nhiên còn chiếm vị trí thống trị, nên thương mại quốc tế mang tính chất ngẫu nhiên, phát triển với quy mô rất nhỏ, hẹp. Lưu thông hàng hóa quốc tế chỉ gồm một phần nhỏ nhiều sản phẩm sản xuất ra và chủ yếu là để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của giai cấp thống trị đương thời. Đến thời đại tư bản chủ nghĩa, thương mại quốc tế mới phát triển rộng rãi. Các cuộc cách mạng lớn diễn ra trong thương nghiệp ở thế kỷ XVI và XVII gắn liền với những phát kiến địa ký đã dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của tư bản thương nhân. Tính tất yếu nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phải tái sản xuất tren một quy mô ngày càng lớn hơn để phát triển thu lợi nhuận. Điều đó, thúc đẩy thị trường thế giới phải không ngừng mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Ngày nay càng có nhiều nước ở nhiều trình độ phát triển kinh tế- xã hội khác nhau thuộc nhiều khu vực lãnh thổ khác nhau cùng tham gia vào mậu dịch quốc tế. Nhất là trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay,thì thương mại quốc tế càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một nước.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *